Các thành viên hoàng thân quốc thích nhà Minh quan trọng khác Hoàng_tộc_nhà_Minh

  • Đích trưởng Tử Chu Tiêu, con trai trưởng của vua Minh Thái Tổ, chết khi vua cha chưa qua đời. Khi Minh Thái Tổ chết đã truyền ngôi cho con trai của Chu Tiêu (tức cháu nội của mình) là Chu Doãn Văn.
  • An Hóa vương Chu Chí Phiên, một vị thủ lĩnh làm cuộc nổi loạn thời vua Minh Vũ Tông, sử gọi là An Hóa vương chi loạn. Cuộc nổi loạn bị dập tắt.
  • Ninh vương Chu Thần Hào, một vị thủ lĩnh làm cuộc nổi loạn thời vua Minh Vũ Tông. Cuộc nổi loạn bị dập tắt.
  • Phúc vương Chu Thường Tuân, là con trai thứ ba của vua Minh Thần Tông, vua Minh Thần Tông rất yêu quý ông nên muốn chọn ông làm thái tử để kế vị vua cha sau này nhưng bị các quan đại thần trong triều đình phản đối và ép vua phải truyền ngôi cho người con trưởng là Chu Thường Lạc (vua Minh Quang Tông sau này) vì lý do theo truyền thống phong kiến của nho giáo Trung Quốc thì hoàng đế sau khi mất phải truyền ngôi cho người con trưởng chứ không được truyền ngôi cho người con thứ (trừ khi người con trưởng qua đời khi vua cha còn sống thì hoàng đế mới được truyền ngôi cho người con thứ). Vua Minh Thần Tông rất buồn và ngày càng bỏ bê công việc, ăn chơi trác táng không quan tâm đến Chu Thường Lạc và tình hình chính trị triều Minh kể từ đó ngày càng suy vong.
  • Công chúa Chu Hiến Anh (còn gọi là Vinh Xương công chúa), là con gái ruột của vua Minh Thần Tông, chị gái ruột cùng cha khác mẹ với vua Minh Quang Tông.
  • Thái tử Chu Từ Lãng, con trai của vua Minh Tư Tông, được lập làm thái tử kế vị vua cha sau này, tuy nhiên vào tháng 4 dương lịch năm 1644 thì nhà Minh bị quân khởi nghĩa của Lý Tự Thành lật đổ, sau đó quân nhà Thanh tràn vào Trung Quốc nên ông chưa kịp làm vua. Số phận của Chu Từ Lãng sau này không rõ ràng, Chu Do Tung sau khi lên ngôi hoàng đế nhà Nam Minh tại cung điện (điện Vũ Anh) ở Nam Kinh (kinh đô thứ hai và cũng là kinh đô dự phòng của nhà Minh) để tiếp tục cai trị phía nam Trung Quốc đã truy tôn thái tử Chu Từ Lãng không rõ số phận và tung tích trở thành hoàng đế có miếu hiệu là Minh Thuận Tông, niên hiệu là Nghĩa Hưng.[1]
  • Công chúa Chu Mỹ Sác (còn gọi là Trường Bình công chúa) là con gái của vua Minh Tư Tông, em ruột cùng cha khác mẹ của thái tử Chu Từ Lãng.
  • Lỗ vương Chu Dĩ Hải, ông lên ngôi giám quốc nhà Nam Minh năm 1645 sau khi Chu Do Tung (tức vua Minh An Tông) bị quân Thanh bắt và đưa về Bắc Kinh. Tuy nhiên ông không bao giờ xưng đế nên không phải là hoàng đế chính thức của nhà Nam Minh nhưng miếu hiệu của ông là Minh Nghĩa Tông, niên hiệu là Phiên Thự.
  • Lộ vương Chu Thường Phương, ông lên ngôi giám quốc nhà Nam Minh sau khi vua Minh An Tông bị quân Thanh bắt nhưng chính ông cũng bị quân Thanh bắt sau đó không lâu. Do thời gian làm giám quốc quá ngắn nên không bao giờ xưng đế nên không phải hoàng đế chính thức của nhà Nam Minh nhưng khi ông bị nhà Thanh xử tử năm 1646 thì vua Minh Chiêu Tông đã truy tôn ông trở thành hoàng đế có miếu hiệu là Huy Tông, không có niên hiệu nhưng thỉnh thoảng vẫn được gọi là Lộ vương Lâm quốc. Ông cũng là một người rất giỏi về nghề thư pháp và nghề vẽ tranh quốc họa cổ xưa[2].
  • Hoài vương Chu Thường Thanh, lên ngôi giám quốc nhà Nam Minh vào năm 1648-1649, ông không bao giờ xưng đế nên không phải hoàng đế chính thức của nhà Nam Minh, ông có miếu hiệu là Minh Kính Tông, còn niên hiệu là Đông Vũ.